Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 71 Mở đầu Bài 15. Phản ứng oxi hóa – khử SGK Hóa 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận.
Câu hỏi/Đề bài:
Trong lò luyện gang, xảy ra phản ứng oxi hóa – khử theo sơ đồ: Fe2O3 + CO \(\xrightarrow{{{t^o}C}}\) Fe + CO2 Về bản chất, phản ứng oxi hóa – khử là gì, dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra loại phản ứng đó? Làm thế nào để lập phương trình hóa học của phản ứng trên? |
Hướng dẫn:
– Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận.
– Trong phản ứng oxi hóa khử, có sự thay đổi số oxi hóa.
– Nguyên tắc lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử là tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận.
Lời giải:
– Về bản chất, phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng xảy ra đồng thời quá trình nhường và quá trình nhận electron.
– Dấu hiệu để nhận ra loại phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi của các nguyên tử.
– Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử:
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử
Nguyên tử Fe và C có sự thay đổi số oxi hóa, Fe là chất oxi hóa, C là chất khử
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử
Fe+3 + 3e → Fe0
C+2 → C+4 + 2e
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc tổng electron nhường bằng tổng electron nhận.
2x /Fe+3 + 3e → Fe0
3x /C+2 → C+4 + 2e
Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng.
Fe2O3+ 3CO \(\xrightarrow{{{t^o}C}}\) 2Fe + 3CO2