Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 78 Hóa 10 – Chân trời sáng tạo: Từ...

Câu hỏi trang 78 Hóa 10 – Chân trời sáng tạo: Từ thông tin về “Luyện kim”, viết phản ứng của khí carbon monoxide khử iron (III) oxide ở nhiệt độ cao

Trả lời Câu hỏi trang 78 Bài 12. Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Phản ứng luyện kim.

Câu hỏi/Đề bài:

9. Từ thông tin về “Luyện kim”, viết phản ứng của khí carbon monoxide khử iron (III) oxide ở nhiệt độ cao. Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, xác định vai trò của các chất trong phản ứng

Hướng dẫn:

Phản ứng luyện kim:

\(CO + F{e_2}{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}Fe + C{O_2}\)

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử

Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khửu nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận

Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại

Lời giải:

Bước 1: \(\mathop C\limits^{ + 2} O + \mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} {O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\)

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: C+2 → C+4 + 2e

Quá trình khử: Fe+3 + 3e → Fe0

Fe2O3 là chất oxi hóa vì Fe trong Fe2O3 nhận electron

CO là chất khử vì C trong CO nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

3 x

C+2 → C+4 + 2e

2 x

Fe+3 + 3e → Fe0

Bước 4: Đặt hệ số

\(3CO + F{e_2}{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}2Fe + 3C{O_2}\)