Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài tập 3 Bài 12 (trang 72, 73, 74) Hóa 10: Bài...

Bài tập 3 Bài 12 (trang 72, 73, 74) Hóa 10: Bài Có nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta, em hãy nêu hai phản ứng oxi hóa – khử gắn liền với cuộc sống hàng ngày và lập phương

Trả lời Bài tập 3 Bài 12. Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống (trang 72, 73, 74) – SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Xác định những hiện tượng hóa học có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trong cuộc sống.

Câu hỏi/Đề bài:

Bài 3: Có nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta, em hãy nêu hai phản ứng oxi hóa – khử gắn liền với cuộc sống hàng ngày và lập phương trình hóa học của các phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron.

Hướng dẫn:

– Xác định những hiện tượng hóa học có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trong cuộc sống hàng ngày

– Viết và cân bằng các phương trình hóa học đó theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử. Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron

Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khửu nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận

Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại

Lời giải:

– Hiện tượng gỉ sét: sắt thép để lâu ngày trong không khí thì trên bề mặt của chúng sẽ xuất hiện lớp màu nâu đỏ

Sơ đồ phản ứng: \(\mathop {Fe}\limits^0 + {\mathop O\limits^0 _2} \to {\mathop {Fe}\limits^{ + 8/3} _3}{\mathop O\limits^{ – 2} _4}\)

Quá trình oxi hóa: $\mathop {3Fe}\limits^0 \to 3\mathop {Fe}\limits^{ + 8/3} + 3.\frac{8}{3}e$

Quá trình khử: $\mathop {{O_2}}\limits^0 + 2.2e \to 2\mathop O\limits^{ – 2} $

1x

$\mathop {3Fe}\limits^0 \to 3\mathop {Fe}\limits^{ + 8/3} + 3.\frac{8}{3}e$

2x

$\mathop {{O_2}}\limits^0 + 2.2e \to 2\mathop O\limits^{ – 2} $

Phương trình hóa học: 3Fe + 2O2 → Fe3O4

– Hiện tượng sự cháy của cây nến: nến có thành phần chính là paraffin, khi cháy trong không khí sẽ sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước

Sơ đồ phản ứng: C2H6 + O2 → CO2 + H2O\(\)

2x

$2\mathop C\limits^{ – 3} \to 2\mathop C\limits^{ + 4} + 2.7e$

7x

$\mathop {{O_2}}\limits^0 + 2.2e \to 2\mathop O\limits^{ – 2} $

Phương trình hóa học: 2C2H6 + 7O2 → 4CO2 + 6H2O