Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài tập 1 Bài 5 (trang 35, 36, 37, 38, 39, 40,...

Bài tập 1 Bài 5 (trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42) Hóa 10: Bài Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn. Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s

Trả lời Bài tập 1 Bài 5. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42) – SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Viết cấu hình electron => Vị trí dựa vào số hiệu nguyên tử.

Câu hỏi/Đề bài:

Bài 1: Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn. Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f) và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm:

a) Neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không, được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Cho biết Ne có số hiệu nguyên tử là 10.

b) Magnesium được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt được ứng dụng cho ngành công nghiệp hàng không. Cho biết Mg có số hiệu nguyên tử là 12.

Hướng dẫn:

– Viết cấu hình electron => Vị trí dựa vào số hiệu nguyên tử, số electron lớp ngoài cùng và số lớp electron

– Xác định khối nguyên tố:

+ Khối nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA và nhóm IIA: [Khí hiếm]ns1-2

+ Khối nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ nguyên tố He): [Khí hiếm]ns2np1-6

+ Khối nguyên tố d gồm các nguyên tố thuộc nhóm B: [Khí hiếm](n-1)d1-10ns1-2

+ Khối nguyên tố f gồm các nguyên tố xếp thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn:

[Khí hiếm](n-2)f0-14(n-1)d0-2ns2

– Xác định kim loại, phi kim hay khí hiếm:

– Đối với nhóm A:

+ Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng => kim loại

+ Có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng => phi kim

+ Có 8 electron ở lớp ngoài cùng => khí hiếm

– Tất cả nguyên tố nhóm B là kim loại

Lời giải:

a)

– Ne có số hiệu nguyên tử: Z = 10 => Cấu hình electron: 1s22s22p6

=> Ne nằm ở ô số 10, có 2 lớp electron nên thuộc chu kì 2, có 8 electron lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VIIIA

– Ne có cấu hình: [He] 2s22p6

=> Khối nguyên tố p

– Ne có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Khí hiếm

b)

– Mg có số hiệu nguyên tử: Z = 12 => Cấu hình electron: 1s22s22p63s2

=> Mg nằm ở ô số 12, có 3 lớp electron nên thuộc chu kì 3, có 2 electron lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm IIA

– Mg có cấu hình: [Ne] 3s2

=> Khối nguyên tử s

– Mg có 2 electron ỏ lớp ngoài cùng

=> Kim loại