Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SGK Hóa 10 - Cánh diều Câu hỏi trang 44 Luyện tập Hóa 10 – Cánh diều: Xác...

Câu hỏi trang 44 Luyện tập Hóa 10 – Cánh diều: Xác định nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất. Giải thích. 7

Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 44 Luyện tập Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất – biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm SGK Hóa 10 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

6. Xác định nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất. Giải thích.

7. Viết công thức các hydroxide (nếu có) của những nguyên tố chu kì 2. So sánh tính acid, tính base của chúng.

Hướng dẫn:

6.

– Nguyên tố kim loại phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn: dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại của các nguyên tố trong cùng một chu kì, một nhóm A nêu và giải thích nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất.

– Nguyên tố phi kim phân bố ở khu vực bên phảitrong bảng tuần hoàn: dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong cùng một chu kì, một nhóm A nêu và giải thích nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất.

7.

– Nguyên tố chu kì 2 gồm: Li, Be, B, C, N, O, F và Ne.

– Viết công thức hydroxide (nếu có) của các nguyên tố trên. Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid, tính base của hydroxide so sánh tính acid, tính base của chúng.

Lời giải:

6.

– Nguyên tố kim loại phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân trong một chu kì và một nhóm A: Caesium (Cs) có tính kim loại mạnh nhất (Francium là nguyên tố phóng xạ).

– Nguyên tố phi kim phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân trong cùng một chu kì, một nhóm A: Fluorine (F) có tính phi kim mạnh nhất.

7.

– Nguyên tố chu kì 2 gồm: Li, Be, B, C, N, O, F và Ne.

– Li và Be là kim loại nên hydroxide của chúng là: LiOH và Be(OH)2.

– Tính acid của LiOH < Be(OH)2, tính base của LiOH > Be(OH)2.