Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SGK Hóa 10 - Cánh diều Bài tập 5 Bài 9 (trang 49, 50, 51, 52) Hóa 10:...

Bài tập 5 Bài 9 (trang 49, 50, 51, 52) Hóa 10: Bài 5: Cho một số hydrocarbon sau: H – C ≡ C – H, H_2C = CH_2, H_3C – CH_3

Đáp án Bài tập 5 Bài 9. Quy tắc octet (trang 49, 50, 51, 52) – SGK Hóa 10 Cánh diều. Tham khảo: Quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học.

Câu hỏi/Đề bài:

Bài 5: Cho một số hydrocarbon sau: \(H – C \equiv C – H,{H_2}C = C{H_2},{H_3}C – C{H_3}\)

a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet? Biết rằng mỗi gạch (-) trong các công thức biểu diễn hai electron hóa trị chung

b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

a) Quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm

b)

– Nguyên tử C có 4 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 4 electron

– Nguyên tử H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 1 electron

Lời giải:

– Nguyên tử C có 4 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 4 electron

– Nguyên tử H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 1 electron

a)

– Xét hydrocarbon: \(H – C \equiv C – H\)

+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne

+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He

=> Thỏa mãn quy tắc octet

– Xét hydrocarbon: \({H_2}C = C{H_2}\)

+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-) 2 gạch giữa 2 C và 2 gạch với H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne

+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-) giữa C và H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He

=> Thỏa mãn quy tắc octet

– Xét hydrocarbon: \({H_3}C – C{H_3}\)

+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-) 1 gạch giữa 2 C và 3 gạch với H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne

+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-) giữa C và H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He

=> Thỏa mãn quy tắc octet

b)

– Nguyên tử C tham gia 4 liên kết, nguyên tử H tham gia 1 liên kết để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

– Trong phân tử hydrocarbon, để x lớn nhất thì liên kết giữa C-H phải nhiều nhất

=> Liên kết giữa C và C phải là 1 (-)

Ta được công thức như sau: \({H_3}C – C{H_2} – C{H_3}\)

=> Có 8 nguyên tử H

=> Giá trị x lớn nhất có thể là 8