Trả lời Câu 2.19 Bài 2. Thành phần của nguyên tử (trang 7, 8, 9) – SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Dựa vào mối liên hệ giữa các hạt proton (p), neutron (n) và electron (e) trong nguyên tử.
Câu hỏi/Đề bài:
Magnesium oxide (MgO) được sử dụng để làm dịu cơn đau ợ nóng và chua của chứng đau dạ dày. Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8. Xác định điện tích hạt nhân của Mg và O.
Hướng dẫn:
Dựa vào mối liên hệ giữa các hạt proton (p), neutron (n) và electron (e) trong nguyên tử:
– Tổng số hạt trong nguyên tử = p + n + e
– Trong nguyên tử trung hòa về điện có p = e
– Số hạt không mang điện = n
– Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
Lời giải:
– Gọi số hạt proton và electron trong Magnesium lần lượt là p1, e1
– Gọi số hạt proton và electron trong Oxygen lần lượt là p2, e2
– Tổng số các hạt mang điện trong phân tử MgO = p1 + e1 + p2 + e2 = 40 (1)
– Số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8 ” (p1 + e1) – (p2 + e2) = 8
– Có p1 = e1 (3)
– Có p2 = e2 (4)
=> Từ (1), (2), (3), (4) giải hệ bốn phương trình bốn ẩn ta có p1 = e1 = 12,
p2 = e2 = 8
– Hạt nhân chứa hạt proton mang điện tích dương ” điện tích hạt nhân = số proton
=> Vậy điện tích hạt nhân của Mg là +12, điện tích hạt nhân của O là +8