Đáp án Câu 1.5 Bài 1. Nhập môn hóa học (trang 5, 6) – SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
Câu hỏi/Đề bài:
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
b) Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
c) Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét.
d) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).
e) Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu đen.
Hướng dẫn:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
– Hiện tượng vật lý không có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Trải qua quá trình biến đổi chất ban đầu vẫn được bảo toàn
– Hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất ban đầu thành chất mới. Sự biến đổi chất này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa, chất khí, xuất hiện biến đổi màu sắc, mùi…
Lời giải:
a) Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
⭢ Hiện tượng vật lí vì băng chỉ chuyển từ chất rắn sang chất lỏng
b) Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về màu sắc “nước vôi trong vẩn đục”
c) Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu biến đổi về màu sắc “tạo thành chất màu đen” và dấu hiệu biến đổi về mùi “có mùi khét”
d) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).
⭢ Hiện tượng vật lí thể hiện tính từ của sắt, sắt và lưu huỳnh không bị biến đổi
e) Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu đen.
⭢ Hiện tượng hóa học vì có sự xuất hiện chất mới thông qua dấu hiệu nhận biết về màu sắc “chuyển dần thành chất rắn màu đen”