Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SBT Hóa 10 - Cánh diều Câu 16.5 trang 50 SBT Hóa 10 – Cánh diều: Cho hai...

Câu 16.5 trang 50 SBT Hóa 10 – Cánh diều: Cho hai phản ứng có phương trình hóa học như sau

Lời giải Câu 16.5 trang 50 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học SBT Hóa 10 Cánh diều. Tham khảo: Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng.

Câu hỏi/Đề bài:

Cho hai phản ứng có phương trình hóa học như sau:

2O3 (g) → 3O2 (g) (1)

2HOF (g) → 2HF + O2 (g) (2)

a) Viết biểu thức tốc độ trung bình (theo cả các chất phản ứng và chất sản phẩm) của hai phản ứng trên.

b) Trong phản ứng (1), nếu \(\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = 1,5 \times {10^{ – 4}}\) molL−1s−1 thì \(\frac{{\Delta {C_{{O_3}}}}}{{\Delta t}}\) bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

aA + bB ” cC + dD là \(\overline v = – \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = – \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng

+ \(\Delta C = {C_2} – {C_1}\): sự biến thiên nồng độ

+ \(\Delta t = {t_2} – {t_1}\): sự biến thiên thời gian

Lời giải:

a) Phản ứng 1: \(\overline v = – \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{{O_3}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{3}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}}\)

Phản ứng 2: \(\overline v = – \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{{\rm{HOF}}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{HF}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}}\)

b) Ta có: \(\overline v = – \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{{O_3}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{3}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}}\)

→ \(\frac{{\Delta {C_{{O_3}}}}}{{\Delta t}} = – \frac{2}{3}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = – \frac{2}{3}.1,{5.10^{ – 4}}\; = \; – 1,{0.10^{ – 4}}(mol{L^{ – 1}}{s^{ – 1}})\)