Đáp án Đáp án Đề thi giữa kì 1 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Hóa lớp 10 Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
C |
A |
D |
A |
B |
C |
A |
A |
Lời giải:
Câu 1:
A đúng
B sai vì thứ tự các mức năng lượng các phân lớp từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…
-> Phân lớp 4s có năng lượng thấp hơn phân lớp 3d
C đúng
D đúng, các phân lớp đó là: 4s, 4p, 4d, 4f
-> Đáp án B
Câu 2:
(1) sai vì nguyên tử hydrogen không có hạt neutron
(2) sai vì khối lượng electron không đáng kể -> khối lượng nguyên tử tập trng ở hạt nhân
(3) đúng
(4) sai vì trong hạt nhân, hạt mang điện chỉ có proton
(5) đúng
-> Đáp án B
Câu 3:
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron của X
-> Số electron của X -> số electron của Y
Lời giải:
X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7
-> Cấu hình electron của X có dạng: 1s22s22p63s23p1
-> X có 13 electron -> X là Al
-> Số hạt mang điện của X = 2.13 = 26
Số hạt mang điện của một ngyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt
-> Số E và P (của Y) = 26 + 8 = 34 hạt
-> Số e = 34:2 = 17
-> Y là Cl
-> đáp án C
Câu 4:
Phương pháp giải:
Viết vấu hình electron của cả 3 nguyên tố X, Y, T
Nguyên tử có 1, 2, 3 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố kim loại
Nguyên tử có 5, 6, 7 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố phi kim
Nguyên tử có 8 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố khí hiếm
Lời giải:
X (Z=2): 1s2
-> X có 2 electron, TH đặc biệt của He -> khí hiếm
Y (Z=16): 1s22s22p63s23p4
-> Y có 6 electron lớp ngoài cùng -> phi kim
T (Z=19): 1s22s22p63s23p64s1
-> T có 1 electron lớp ngoài cùng -> Kim loại
-> Đáp án A
Câu 5:
A đúng
B đúng vì có 5 electron lớp ngoài cùng
C đúng vì cấu hình e cụ thể là: 1s22s22p63s23p3
D. sai vì nguyên tố X có 5 phân lớp và có 3 lớp
-> Đáp án D
Câu 6:
Phương pháp giải:
Xác định số % nguyên tử của mỗi đồng vị
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình
\(\overline {{A_X}} = \frac{{{a_1}{A_1} + {a_2}{A_2} + … + {a_i}{A_i}}}{{100}}\)
\(\overline {{A_X}} \)là nguyên tử khối trung bình của X
Ai là nguyên tử khối đồng vị thứ i
ai là tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị thứ i
Lời giải:
Gọi % số nguyên tử của đồng vị 11B là x
-> % số nguyên tử của đồng vị 10B là 100 – x
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình
-> \(\overline {{A_B}} = \frac{{x.11 + (100 – x).10}}{{100}} = 10,812\)
-> x = 81,2%
% số nguyên tử của đồng vị 11B là 81,2%
% số nguyên tử của đồng vị 10B là 18,8%
Ta có: tổng số nguyên tử của cả 2 đồng vị = \(\frac{{406.100}}{{81,2}} = 500\)(nguyên tử)
-> Số nguyên tử đồng vị 10B là: 500 – 406 = 94 (nguyên tử)
-> Đáp án A
Câu 7:
Phương pháp giải:
Định nghĩa nguyên tố hóa học:
Là những nguyên tố có cùng số proton hoặc số điện tích hạt nhân
Lời giải:
Đáp án B
Câu 8:
X có tổng electron s là 5
-> Cấu hình e: 1s22s22p63s1
-> E = P = Z = 11
-> Đáp án C
Câu 9:
Phương pháp giải:
– Xác định cấu hình electron của Y -> số e của Y
-> Số e của X
Nguyên tử có 1, 2, 3 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố kim loại
Nguyên tử có 5, 6, 7 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố phi kim
Nguyên tử có 8 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố khí hiếm
Lời giải:
Nguyên tố Y có mức năng lượng cao nhất là 3p. và có 1 electron ở lớp ngoài cùng
-> Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p1 (13 electron)
– Y có 3 electron lớp ngoài cùng -> kim loại
Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2
TH1: X kém Y 2 electron
-> X có 13 – 2 = 11 electron
-> Cấu hình e của X: : 1s22s22p63s1
Mà đề bài cho X có mức năng lượng cao nhất là 3p
-> TH1 loại
TH2: X hơn Y 2 electron
-> X có 13 + 2 = 15 electron
-> Cấu hình e của X: : 1s22s22p63s23p3
-> X có 5 electron lớp ngoài cùng -> X là phi kim
-> Đáp án A
Câu 10
Phương pháp giải:
Nguyên tử có 1, 2, 3 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố kim loại
Nguyên tử có 5, 6, 7 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố phi kim
Nguyên tử có 8 eletron lớp ngoài cùng là nguyên tố khí hiếm
Lời giải chi tiết
(1) có 2 electron lớp ngoài cùng -> kim loại
(2) có 7 electron lớp ngoài cùng -> phi kim
(3) có 2 electron lớp ngoài cùng -> kim loại
(4) có 8 electron lớp ngoài cùng -> khí hiếm
-> đáp án A
II. Tự luận:
Câu 1:
a) Gọi % số nguyên tử của đồng vị 35Cl là x
-> % số nguyên tử của đồng vị 37Cl là 100 – x
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình
-> \(\overline {{A_B}} = \frac{{x.35 + (100 – x).37}}{{100}} = 35,5\)
-> x = 75%
% số nguyên tử của đồng vị 35Cl 75%
% số nguyên tử của đồng vị 37Cl là 25%
b) \({n_{C{l_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\)mol
Số nguyên tử Cl (trong Cl2) = 0,1.2.6,02.1023 = 12,04.1022 (nguyên tử)
-> Số nguyên tử 35Cl = 12,04.1022. 75% = 9,03.1022 (nguyên tử)
c) \({n_{BaC{l_2}}} = \frac{{31,2}}{{208}} = 0,15\)(mol)
-> Số nguyên tử Cl trong BaCl2 = 0,15.2. 6,02.1023 = 1,806.1023 (nguyên tử)
-> Số nguyên tử 37Cl = 1,806.1023 . 25% = 4,515.1022 (nguyên tử)
d) Có thể tạo ra tối đa 4 loại phân tử HCl
(1) \({}^1H{}^{35}Cl\) M = 36
(2) \({}^1H{}^{37}Cl\) M = 38
(3) \({}^2H{}^{35}Cl\) M = 37
(4) \({}^2H{}^{37}Cl\) M = 39
Câu 2:
Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X cần tìm
Tổng số hạt proton, electron, neutron trong nguyên tử nguyên tố X là 48
→ P + E + N = 48 (1)
Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện
→ P + N = 2N (2)
Mà P = E (3)
Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 16 và N = 16
Số hiệu nguyên tử Z = P = E = 16
Số khối A = P + N = 16 + 16 = 32
-> X là sulfur (S)
b) Cấu hình e của X : 1s22s22p63s23p4
X có 6 electron lớp ngoài cùng -> X là phi kim
c) Lớp ngoài cùng: n = 3
Biểu diễn theo ô orbital:
-> X có 2 electron độc thân