Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 Chuyên đề học tập Hóa 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục I Câu hỏi 2 Bài 7 Chuyên đề học...

Câu hỏi mục I Câu hỏi 2 Bài 7 Chuyên đề học tập Hóa 10: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 kg một loại củi khô

Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I Câu hỏi 2 Bài 7. Hóa học về phản ứng cháy nổ – Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Đốt cháy 1 mol glucose sẽ tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ.

Câu hỏi/Đề bài:

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 kg một loại củi khô, biết củi khô chứa 54% khối lượng cellulose và phân tử cellulose được cấu tạo bơi các gốc glucose

Giả thiết toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra được tính từ biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy glucose:

C6H10O5(s) + 5O2(g) → 6CO2(g) + 5H2O(l) \({\Delta _r}H_{298}^0\)= -2 880 kJ

Hướng dẫn:

Đốt cháy 1 mol glucose sẽ tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ

=> Đốt cháy 162 gam glucose sẽ tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ

Trong x gam củi sẽ có 162 gam glucose, tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ

x = 162 : 54%

=> 1000 gam củi sẽ tỏa ra: 2 880 . 1000 : x

Lời giải:

Đổi 1kg = 1000 gam

Đốt cháy 1 mol glucose sẽ tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ.

⇒ Đốt cháy 0,162 kg glucose sẽ tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ.

Trong x gam củi sẽ có 162 gam glucose, tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ

x = 162 : 54% = 300 gam (vì củi khô chứ 54% khối lượng cellulose và phân tử cellulose được cấu tạo bởi các gốc glucose

=> Đốt cháy 300 gam củi khô sẽ tỏa ra nhiệt lượng là 2 880 kJ

Vậy đốt cháy 1000 gam củi khô sẽ tỏa nhiệt lượng là 2 880 . 1000 : 300 = 9600 kJ