Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 23 GDCD 10 – Kết nối tri thức: Hãy...

Câu hỏi trang 23 GDCD 10 – Kết nối tri thức: Hãy nêu những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên. Theo em, ngoài những nhược điểm trên

Trả lời Câu hỏi trang 23 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 4. Cơ chế thị trường. Tham khảo: Đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để nêu ra những nhược điểm của cơ chế.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Hãy nêu những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên.

2. Theo em, ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường còn có những nhược điểm nào khác?

Hướng dẫn:

Đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để nêu ra những nhược điểm của cơ chế thị trường.

Lời giải:

1. Những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên là: Tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ: mất cân đối cung – cầu, khủng hoảng, suy thoái, những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng, không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.

2. Theo em ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường tổn tại một số nhược điểm vốn có sau:

– Một số doanh nghiệp lạm dụng tài nguyên xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được đảm bảo.

– Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm.

– Phân phối thu nhập không công bằng, có những mục tiêu xã hội chủ nghĩa dù cơ chế thị trường có hoạt động trôi trảy thì cũng không đạt được. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, phân cực về của cải, tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội muốn vươn tới.

– Một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp.