Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi Khám phá 3 trang 105 GDCD 10 – Kết nối...

Câu hỏi Khám phá 3 trang 105 GDCD 10 – Kết nối tri thức: Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể như thế nào trong đời sống xã hội? Theo em

Giải chi tiết Câu hỏi Khám phá 3 trang 105 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế – văn hóa – xã hội – giáo dục – khoa học – công nghệ – môi trường. Gợi ý: Đọc thông tin và nêu lên quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể như thế nào trong đời sống xã hội?

2. Theo em, vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

Hướng dẫn:

– Đọc thông tin và nêu lên quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội.

– Giải thích được vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia.

Lời giải:

1. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội là:

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.

2. Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia vì:

– Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

– Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

– Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người

Do đó giáo dục – đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục – đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.