Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 135 GDCD 10 – Chân trời sáng tạo: Đặc...

Câu hỏi trang 135 GDCD 10 – Chân trời sáng tạo: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Đáp án Câu hỏi trang 135 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Chân trời sáng tạo – Bài 20. Khái niệm – đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Gợi ý: Quan sát sơ đồ và nêu các đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

– Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

– Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của Hiến pháp hay văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung? Vì sao?

Hướng dẫn:

– Quan sát sơ đồ và nêu các đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Căn cứ vào đặc điểm của Hiến pháp, trả lời câu hỏi nội dung của Hiến pháp hay văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung khi một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy.

Lời giải:

– Đặc điểm:

+ Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia: Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

+ Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa bao quát, tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước cũng như từng cơ quan nhà nước, bên cạnh các nguyên tắc này, thì mỗi cơ quan nhà nước tùy vào đặc thù riêng sẽ có các nguyên tắc khác.

+ Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

+ Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.

– Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì tất cả các văn bản luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp, tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.