Hướng dẫn giải Giải bài vận dụng 1 trang 34 SGK Địa lí 10 – Bài 9. Khí quyển – các yếu tố khí hậu. Hướng dẫn: Đoạn thơ trên nói tới sự khác nhau về hiện tượng thời tiết giữa phía đông Trường Sơn và.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng thời tiết trong câu sau của nhà thơ Thúy Bắc:
“Trường Sơn đông
Trường Sơn tây
Bên nắng đốt
Bên mưa quây…”
Hướng dẫn:
– Đoạn thơ trên nói tới sự khác nhau về hiện tượng thời tiết giữa phía đông Trường Sơn và phía tây Trường Sơn (Dãy Trường Sơn, Việt Nam).
– Dựa vào kiến thức đã học về gió (gió mùa và gió fơn) để giải thích.
Lời giải:
Có sự khác nhau về hiện tượng thời tiết giữa phía đông Trường Sơn (nắng đốt) và phía tây Trường Sơn (mưa quây/mưa nhiều) như trong bài thơ do:
– Đầu mùa hạ, gió mùa tây nam từ biển thổi vào gây mưa lớn cho sườn phía tây Trường Sơn.
– Khi vượt sang sườn đông Trường Sơn, bị biến tính (hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên) trở lên khô nóng.
Giải thích tại sao vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt.
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức đã học về nhiệt độ không khí (chú ý nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao) kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.
Lời giải:
– Vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt vì thời tiết ở đây mát mẻ, dễ chịu.
– Do Sa Pa và Đà Lạt là các địa điểm thuộc vùng núi và cao nguyên cao, nên khi nhiệt độ ở đồng bằng cao (nóng bức) thì Sa Pa và Đà Lạt vẫn có thời tiết mát mẻ.
Lưu ý:
– Sa Pa: độ cao 1 600 m so với mực nước biển.
– Đà Lạt: độ cao 1 500 m so với mực nước biển.
=> Trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.