Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 1 trang 103 Địa lí 10: Đọc thông tin...

Câu hỏi mục 1 trang 103 Địa lí 10: Đọc thông tin mục 1, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành thương mại

Giải chi tiết Câu hỏi mục 1 trang 103 SGK Địa lí 10 – Bài 37. Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng. Hướng dẫn: Đọc thông tin mục 1 (vai trò, đặc điểm).

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin mục 1, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành thương mại.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục 1 (vai trò, đặc điểm).

Lời giải:

* Vai trò

– Với phát triển kinh tế:

+ Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

+ Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

– Với các lĩnh vực khác:

+ Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng.

+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và trên thế giới.

* Đặc điểm

– Thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua và bên bán, đồng thời tạo ra thị trường.

– Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung – cầu.

– Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).

– Hoạt động thương mại được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu gọi là nhập siêu.

– Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dân đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.

Dựa vào sơ đồ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin sơ đồ ở mục 2 trang 104.

Lời giải:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại:

Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến việc hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển.

Trình độ phát triển kinh tế cao và lịch sử – văn hóa:

+ Kinh tế phát triển cao tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và đa dạng, đồng thời nhu cầu mua bán các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất cũng thay đổi tạo ra cơ cấu thương mại đa dạng và quy mô lớn.

+ Phong tục tập quán ảnh hưởng đến truyền thống tiêu dùng.

Đặc điểm dân cư: sức mua và nhu cầu của người dân, hình thành mạng lưới thương mại.

Khoa học – công nghệ: giúp cho hoạt động thương mại diễn ra dễ dàng, thông suốt và đa dạng hóa loại hình thương mại.

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế: giúp thu hút đầu tư, mở rộng thị trường có ngành thương mại, ngoài ra còn tạo ra sức cạnh tranh để tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Dựa vào thông tin mục 3 và hình 37, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại thế giới.

Hình 37. Bản đồ một số tổ chức kinh tế khu vực và giá trị xuất nhập khẩu của một số nước trên thế giới, năm 2019

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục 3 (tình hình phát triển và phân bố).

Lời giải:

– Nội thương:

+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.

+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.

+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.

– Ngoại thương:

+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.

+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.

– Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,…

– Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,….