Hướng dẫn giải Giải bài luyện tập trang 119 SGK Địa lí 10 – Bài 31. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp – tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp. Gợi ý: Dựa vào kiến thức đã học ở mục II về đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn thiện thông tin.
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức đã học ở mục II về đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Lời giải:
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp |
Đặc điểm chính |
Ví dụ ở nước ta |
Điểm công nghiệp |
+ Hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư. + Các cơ sở sản xuất thường phân bố gần nguồn nhiên, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản). + Giữa các cơ sở sản xuất không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau. |
Chế biến nông sản ở Hà Giang, sản xuất vật liệu xây dựng ở Sơn La, khai thác chế biến lâm sản ở Gia Nghĩa (Đắk Nông),… |
Khu công nghiệp |
+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. + Vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài. + Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng quy chế riêng, ưu đãi sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất; có, khả năng hợp tác sản xuất cao,… + Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ. + Nhiều hình thức: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,… |
KCN Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Hiệp Phước (TP. HCM), KCN Nam Đình Vũ (Hải Phòng), Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội),… |
Trung tâm công nghiệp |
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi. + Gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp => mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. |
Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu,… |