Đáp án Câu hỏi mục II trang 65 SGK Địa lí 10 – Bài 15. Sinh quyển – các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Gợi ý: Đọc thông tin mục II (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật).
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
– Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
– Cho ví dụ liên hệ thực tế địa phương em.
Hướng dẫn:
Đọc thông tin mục II (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật).
Lời giải:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật:
Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.
– Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng của nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.
Ví dụ: cây ưa bóng thường sống và phát triển tốt nơi đầy đủ ánh sáng, cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
– Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với 1 giới hạn nhiệt nhất định.
Ví dụ: Cây cà chua phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 21oC, nhiệt độ tối thấp ở 13oC, nhiệt độ tối cao ở 35oC. Vượt quá giới hạn nhiệt này lá cây sẽ vàng úa dần rồi chết.
+ Nhiệt độ cũng quyết định đến sự phân bố các loài.
Ví dụ: Những loài chịu lạnh phân bố ở hàn đới, ôn đới, những loài chịu nóng phân bố ở vùng nhiệt đới.
– Nước và độ ẩm không khí:
+ Nước tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trường và phát triển của sinh vật.
Đất
– Nguồn sinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
– Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
– Độ phì của đất ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
Địa hình
Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua độ cao, hướng sườn và độ dốc.
Ví dụ: Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ càng thưa.
Sinh vật
Các sinh vật cùng sống trong môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.
=> Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
Con người
– Tạo các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố các loài.
– Thu hẹp nơi sinh sống nhiều loài sinh vật.