Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 mục II trang 82 Địa lí 10: Dựa vào...

Câu hỏi 1 mục II trang 82 Địa lí 10: Dựa vào bảng 20.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo lao động. Lấy ví dụ minh họa

Hướng dẫn giải Câu hỏi 1 mục II trang 82 SGK Địa lí 10 – Bài 20. Cơ cấu dân số. Tham khảo: Đọc thông tin mục 1 (Cơ cấu dân số theo lao động) và quan sát bảng 20.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào bảng 20.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo lao động. Lấy ví dụ minh họa.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục 1 (Cơ cấu dân số theo lao động) và quan sát bảng 20.2 để lấy ví dụ minh họa.

Lời giải:

Cơ cấu dân số theo lao động:

– Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

– Nguồn lao động:

+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.

– Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):

+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);

+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);

+ Khu vực III (Dịch vụ).

=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.

+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.

+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.

– Ví dụ:

+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).

+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% – năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Cho ví dụ minh họa.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục 2 (Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa).

Lời giải:

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

– Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, đồng thời là một tiêu chí đánh giá chất lượng của sống của 1 quốc gia.

– Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, người ta dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ (nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên).

+ Số năm đi học trung bình (nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên).

– Cơ cấu theo trình độ văn hóa có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực trên thế giới, giữa thành thị và nông thôn.

– Ví dụ: Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 97,85% (2020).