Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 mục I trang 42 Địa lí 10: Dựa vào...

Câu hỏi 1 mục I trang 42 Địa lí 10: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy: Xác định các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất

Trả lời Câu hỏi 1 mục I trang 42 SGK Địa lí 10 – Bài 9. Khí áp và gió. Hướng dẫn: Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin trong mục 1 (Sự hình thành các đai khí áp).

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

– Xác định các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất.

– Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

Hướng dẫn:

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin trong mục 1 (Sự hình thành các đai khí áp).

Lời giải:

– Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

– Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Nêu những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.

– Lấy ví dụ về sự thay đổi khí áp do các nguyên nhân kể trên.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục 2 (Nguyên nhân thay đổi khí áp).

Lời giải:

Những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp:

– Độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ.

– Nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi (nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm => khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng => khí áp tăng).

– Thành phần không khí: tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô => không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.