Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh Diều Câu hỏi 1 trang 39 Địa lí 10: Quan sát hình 10.1,...

Câu hỏi 1 trang 39 Địa lí 10: Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Hình 10.1

Giải chi tiết Câu hỏi 1 trang 39 SGK Địa lí 10 – Bài 10. Thủy quyển. Nước trên lục địa. Gợi ý: Đọc thông tin mục 2 (Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông) và quan sát hình 10.

Câu hỏi/Đề bài:

Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Hình 10.1. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục 2 (Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông) và quan sát hình 10.1.

Lời giải:

Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:

– Chế độ mưa: quy định chế độ dòng chảy của sông.

Ví dụ: Sông có nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa thì mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

– Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh.

– Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy của sông.

– Địa hình: Độ dốc càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh.

– Đặc điểm đất, đá và thực vật: Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa.

– Con người: Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi, trồng và bảo vệ rừng,…

Dựa vào bảng 10.1, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục “Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành” và quan sát hình 10.1.

Lời giải:

Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành:

* Hồ tự nhiên (4 loại):

– Hồ móng ngựa: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của các sông ở vùng đồng bằng (VD: Hồ Tây, Hà Nội).

– Hồ kiến tạo: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo (VD: Các hồ ở khu vực Đông Phi).

– Hồ băng hà: Do quá trình xâm thực của bằng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao (VD: Vùng Hồ Lớn ở lục địa Bắc Mỹ).

– Hồ miệng núi lửa: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động (VD: Hồ To-ba trên đảo Su-ma-tra, In-đô-nê-xi-a).

* Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra (VD: Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà).