Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh Diều Câu hỏi 1 trang 108 Địa lí 10: Quan sát hình 28.2,...

Câu hỏi 1 trang 108 Địa lí 10: Quan sát hình 28.2, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về một trong ba đặc điểm của thương mại

Trả lời Câu hỏi 1 trang 108 SGK Địa lí 10 – Bài 28. Thương mại – tài chính ngân hàng và du lịch. Hướng dẫn: Đọc thông tin trong sơ đồ hình 28. 2.

Câu hỏi/Đề bài:

Quan sát hình 28.2, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về một trong ba đặc điểm của thương mại.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong sơ đồ hình 28.2.

Lời giải:

Ngành thương mại có không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tình toàn cầu (ngoại thương).

Ví dụ: Việc trao đổi mua bán hàng hóa với thị trường ngày càng mở rộng với sự đa dạng về sản phẩm, ngành hàng đến thị trường. Trong điều kiện mở cửa quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh tạo điều kiện phát triển ngành ngoại thương.

Đọc thông tin, hãy lựa chọn và phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Lấy ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại gồm:

– Trình độ phát triển kinh tế.

– Đặc điểm dân số.

– Khoa học công nghệ và chính sách.

=> Chọn một hoặc hai nhân tố để phân tích và lấy ví dụ cụ thể.

Lời giải:

– Trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Ví dụ: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển tạo ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy ngành thương mại phát triển.

– Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong phú tập quán, thói quen tiêu dùng,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương; đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

Ví dụ: những khu vực tập trung dân cư đông đúc nhu cầu tiêu dùng, mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh mẽ khác với khu vực thưa dân.