Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức Câu 7 Bài 20 (trang 51, 52) SBT Địa lí 10: Phân...

Câu 7 Bài 20 (trang 51, 52) SBT Địa lí 10: Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường?

Đáp án Câu 7 Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới (trang 51, 52) – SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Đọc lại kiến thức về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế.

Câu hỏi/Đề bài:

Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường?

Hướng dẫn:

Đọc lại kiến thức về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực bảng 20.1 SGK trang 62

Lời giải:

Ảnh hưởng của đô thị hóa:

Đối với kinh tế:

– Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

=> Đô thị hóa là sự tăng lên nhanh chóng số lượng dân cư trong thành phố => bổ sung lao động cho các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

=> Đô thị hóa luôn gắn liền công nghiệp => cơ cấu kinh tế thay đổi (giảm tỉ trọng khu vực NN, tăng tỉ trọng khu vực CN – XD và DV) => đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

– Tiêu cực: giá cả ở đô thị thường cao.

=> Do nhu cầu lớn về các mặt hàng nên giá cả tăng.

Đối với xã hội:

– Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới.

=> Đô thị hóa với số lượng dân cư tăng lên nhanh chóng => xuất hiện các nhu cầu mới của con người => tạo việc làm mới.

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.

=> Đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa => đòi hỏi lao động chất lượng cao, có chuyên môn kĩ thuật => người lao động muốn có việc làm cần nâng cao trình độ của bản thân.

– Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng.

=> Do dân số tăng lên nhanh chóng.

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.

Đối với môi trường:

– Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

– Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.