Đáp án Câu 7 Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 7, 8, 9) – SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức. Tham khảo: Đọc lại đối tượng và hình thức thể hiện của các phương pháp thể hiện đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
Nếu nhận được đề nghị công tác làm bản đồ dân cư cho huyện nơi em sống, em sẽ tư vấn chọn phương pháp và hướng dẫn cụ thể như thế nào để thể hiện các nội dung sau đây:
– Mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện.
– Quy mô và cơ cấu dân số theo giới tính của các xã, thị trấn trong huyện.
– Phân bố dân cư trong huyện.
– Các thị trấn, thị tứ.
– Các yếu tố khác: sông, đường giao thông, địa giới huyện và địa giới xã – thị trấn.
Hướng dẫn:
– Đọc lại đối tượng và hình thức thể hiện của các phương pháp thể hiện đã học, ngoài ra đọc một số phương pháp biểu hiện khác như phương pháp đồ giải.
– Dựa vào các nội dung thể hiện để xác định phương pháp phù hợp.
Lời giải:
– Mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện: đây là đối tượng giới hạn mỗi đơn vị lãnh thổ hoặc các đơn vị hành chính phản ánh thông qua số liệu là mật độ dân số (số người nói chung trên 1 km2, tổng số dân trên tổng diện tích) => Phương pháp đồ giải với các thang bậc thể hiện khoảng mật độ dân số các xã và thị trấn trong huyện. Mỗi thang tương ứng với một màu nền.
(Phương pháp đồ giải thể hiện giá trị tương đối, chỉ tiêu trung bình của một đối tượng, hiện tượng trong giới hạn lãnh thổ, đơn vị hành chính: ví dụ như mật độ dân số (người/km2), tỉ lệ diện tích rừng trên diện tích tỉnh (%)…)
(ví dụ về thể hiện mật độ dân số (MDDS) tỉnh Kon Tum)