Trả lời Câu 6 Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất (trang 13, 14, 15) – SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Quan sát hình 5.4 và đọc lại kiến thức về hiện tượng ngày và đêm mục 2a trang 19.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào hình dưới đây
– Nhận xét độ dài ban ngày và ban đêm giữa các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam trên trái đất vào ngày 22 – 6 và 22 – 12. Nơi nào trên Trái Đất có ngày dài 24 giờ, đêm dài 24 giờ và nơi có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm?
– Cho biết độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm vào ngày 22 – 12 ở các vĩ độ: 00, 66033’B, 900B
Hướng dẫn:
– Quan sát hình 5.4 và đọc lại kiến thức về hiện tượng ngày và đêm mục 2a trang 19 SGK địa lý 10.
– 00: xích đạo, 66033’B: vòng cực Bắc, 900B: cực Bắc
Lời giải:
– Ngày 22 – 6 , bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Nam ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).
– Ngày 22 – 12 , bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Bắc ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).
– Từ sau ngày 21/3 – trước ngày 23/9, vòng cực Bắc -> cực Bắc xuất hiện hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ, vòng cực Nam -> cực Nam có đêm dài suốt 24 giờ. Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, vòng cực Nam -> cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ, vòng cực Bắc -> cực Bắc có đêm dài suốt 24 giờ.
– Ở 2 cực Bắc và Nam có ngày dài suốt 6 tháng, đêm dài suốt 6 tháng trong năm.
– Độ dài ngày và đêm vào ngày 22-12 ở các vĩ độ:
+ 00 (xích đạo): ngày = đêm
+ 66033’B (vòng cực Bắc): ngày dài 24 giờ, đêm suốt 24 giờ.
+ 900B (cực Bắc): ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng.