Trả lời Câu 1 1.4 Bài 7. Nội lực và ngoại lực (trang 20, 21) – SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Đọc lại tác động của ngoại lực đối với địa hình về mặt đất.
Câu hỏi/Đề bài:
Địa hình cồn cát trong sa mạc là do
A. nội lực
B. quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió
C. quá trình bóc mòn và bồi tụ
D. quá trình phong hóa
Hướng dẫn:
Đọc lại tác động của ngoại lực đối với địa hình về mặt đất
Lời giải:
– Quá trình phong hóa (3 quá trình):
+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.
+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.
– Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…
+ Xâm thực (do nước chảy)
Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.
+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)
Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.
+ Thổi mòn (do gió)
Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.
– Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).
=> Chọn đáp án B