Vẽ biểu đồ: + Xác định dạng biểu đồ: Biểu đồ đường biểu diễn. + Trục tung thể hiện lưu lượng nước (m3/s). Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 13. Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Đà Rằng trang 37 SBT Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 13. Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Dà Rằng. Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Đà Rằng….
Đề bài/câu hỏi:
– Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Đà Rằng.
– Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Đà Rằng.
– Nhận xét về mùa lũ, mùa cạn (mùa lũ vào tháng nào, mùa cạn vào tháng nào) và giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn:
– Vẽ biểu đồ:
+ Xác định dạng biểu đồ: Biểu đồ đường biểu diễn.
+ Trục tung thể hiện lưu lượng nước (m3/s), trục hoành thể hiện các tháng trong năm (tháng).
+ Ghi tên biểu đồ, số liệu (lưu lượng nước) trên đỉnh tháng ở đường biểu diễn.
– Tính toán:
+ Tính lưu lượng nước trung bình tháng trong năm = Tổng lưu lượng nước trung bình của 12 tháng : 12 (m3/s).
+ Sau đó so sánh lưu lượng nước của các tháng với lưu lượng nước trung bình tháng trong năm vừa tính.
=> Nếu lớn hơn (tháng mùa lũ), nếu nhỏ hơn (tháng mùa cạn).
– Giải thích nguyên nhân dựa vào chế độ của nguồn cung cấp nước cho sông (chế độ mưa)
Lời giải:
– Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Đà Rằng là
129+77+47+45+85+170+155+250+368+682+935+33212=273 m3/s
Biểu đồ:
– Các tháng mùa lũ: từ tháng 9 – tháng 12 (có lưu lượng nước cao hơn mức trung bình); các tháng mùa cạn từ tháng 1 – tháng 8 (có lưu lượng nước thấp hơn mức trung bình).
– Nguyên nhân: sông Đà Rằng thuộc miền duyên hải Nam Trung Bộ, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Duyên hải miền Trung nước ta có mùa mưa muộn lệch về thu đông nên mùa lũ của sông cũng vào thời kì thu đông.