Trang chủ Lớp 10 Công nghệ lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức Câu 111 trang Công nghệ 10 – Kết nối tri thức: Phân...

Câu 111 trang Công nghệ 10 – Kết nối tri thức: Phân tích vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt

Trả lời Câu 111 trang Bài 21. Chế biến sản phẩm trồng trọt SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Luyện tập

1. Phân tích vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt.

Lời giải:

Vai trò của việc chế biến sản phẩm trồng trọt:

– Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt.

– Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

– Tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm trồng trọt và thuận lợi cho công tác bảo quản.

– Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt và phục vụ cho xuất khẩu.

2. Mô tả một số phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình và địa phương em.

Lời giải:

Phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình em: sấy chuối dẻo

– Chuối lột vỏ, thái thành nhiều lát mỏng rồi cho vào thau nước đá có hòa nước cốt chanh trong 10 phút.

– Sau đó, vớt chuối ra rổ để ráo nước.

– Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút.

– Lót giấy nến và xếp chuối vào nồi chiên không dầu, sau đó sấy ở 150 độ C trong 5 phút. Khi phần chuối se mặt lại, bạn lật mặt chuối rồi sấy tiếp 5 phút.

– Sau 5 phút, giảm nhiệt độ xuống 100 độ C và sấy mỗi mặt 10 phút.

– Sau 10 phút, quét mật ong, tiếp tục sấy mỗi mặt 8 phút là hoàn tất.

* Phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt ở địa phương em: sấy khô vải thiều

Khi lò nóng, bạn xếp vải vào nồi chiên không dầu, sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong 30 phút. Khi đủ thời gian bạn mở ra kiểm tra và lập lại thêm 7 lần sấy 80 độ C trong 30 phút. Tức tổng thời gian sấy là 4 tiếng. Vậy là món vải sấy đã hoàn thành rồi, bạn để nguội rồi thưởng thức và phần còn lại thì cất bảo quản nha.

3. So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ sấy lạnh, xử lí bằng áp suất cao và chiên chân không.

Lời giải:

Ưu điểm

Nhược điểm

Công nghệ sấy lạnh

– Sản phẩm vẫn giữ nguyên được màu sắc và mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể.

– Giữ nguyên được hình dáng của sản phẩm.

– Sản phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài.

– Chi phí đầu tư lớn.

– Phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ phù hợp với số ít sản phẩm trồng trọt.

Công nghệ xử lý bằng áp suất cao

– Bảo vệ sản phẩm trồng trọt tốt hơn.

– Giữ được các loại vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm. Giữ được độ tươi của sản phẩm, đặc biệt là hương vị.

– Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và làm keo hóa tinh bột, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trồng trọt.

– Tiêu thụ ít năng lượng.

– Tác động của áp suất đồng đều đến toàn bộ sản phẩm.

– Chi phí rất cao và sản phẩm sau xử lí vẫn cần phải giữ lạnh.

– Hiệu quả không cao đối với sản phẩm rau.

Công nghệ chiên chân không

– Tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu.

– Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm trồng trọt do sử dụng nhiệt độ thấp, làm tăng độ chắc và giòn, tạo màu đẹp và có mùi thơm đặc trưng.

– Tăng khả năng bảo quản sản phẩm trồng trọt sau khi chiên.

– Chi phí đầu tư lớn so với các hình thức chế biến khác.

– Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn.

Vận dụng

1. Vận dụng kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn ở gia đình và địa phương em để nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt.

Lời giải:

Vận dụng kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn ở gia đình và địa phương em để nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt:

– Đối với một số loại rau, quả như: dưa chuột, bắp cải em sẽ sử dụng phương pháp muối chua để thay đổi bữa ăn, giúp món ăn phong phú hơn

– Đối với cây ăn quả như vải thiều, em sẽ bảo quản bằng cách sấy khô để cất giữ lâu hơn.

2. Thực hiện chế biến xi rô từ các loại quả phổ biến ở gia đình em?

Lời giải:

Chế biến xi rô từ các loại quả phổ biến ở gia đình em:

Bước 1:

– Quả tươi ngon được lựa chọn cẩn thận, loại bỏ những quả bị giập, bị sâu bệnh. bỏ cuống, Rửa sạch quả và để ráo nước.

– Một số quả cần sơ chế hoặc gọt vỏ, xắt lát (thơm, xoài, sấu…)

Bước 2:

– Xếp vào lọ thủy tinh, cứ 1 lớp quả 1 lớp đường,

– Chú ý dành 1 phần đường phủ kín lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật. Sau đó đậy lọ thật kín

Bước 3:

– Sau 20 – 30 ngày nước quả được chiết ra tạo thành xi rô.

– Gạn dịch chiết vào lọ thủy tinh sạch khác để tiện sử dụng.