Hướng dẫn giải Câu 24 trang Bài 4. Thành phần và tính chất của đất trồng SGK Công nghệ 10 Cánh diều. Gợi ý: Kết hợp sách giáo khoa trang 24 để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Vận dụng
1. Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: thành phần cơ giới đất,số lượng hạt sét, số lượng keo đất, số lượng hạt limon (bụi)? Vì sao? |
Hướng dẫn:
Lời giải:
Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố: số lượng keo đất. Vì đất có khả năng hấp phụ vì đất (trong đất có nhiều các khoáng chất) mang ion âm còn trong nước (môi trường đệm cho các chất hóa học.. thấm vào đất) có ion dương (H*) nên sinh ra lực hút giữa nước và các chất khoáng trong đất, lực hút này yếu, mặt khác khi nước khi bám vào các hạt trong đất sẽ xuất hiện lực căng mặt ngoài ( lực dính ướt) nữa làm khả năng bám vào các hạt đất của nước càng lớn.
2. Tại sao bón vôi lại giảm được độ chua của đất trồng? |
Hướng dẫn:
Lời giải:
Bón vôi lại giảm được độ chua của đất trồng vì:
Độ chua của đất do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên. Độ chua ảnh hưởng trực tiếp đến cây, đến các quá trình oxy hóa – khử trong đất. Bón vôi sẽ giúp tăng tính kiềm trong đất, làm giảm độ chua của đất.
3. Theo em, cần làm gì để tăng độ pH của đất chua và giảm độ PH của đất kiềm? |
Hướng dẫn:
Lời giải:
– Để tăng độ pH của đất chua cần:
+ Bón phân lân.
+ Bón phân hữu cơ đã hoai mục.
+ Bón vôi.
– Để giảm độ pH của đất kiềm cần: bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat
Câu hỏi
Những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? |
Hướng dẫn:
Lời giải:
Những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất: Nước, nhiệt, khí, dinh dưỡng.
Vận dụng
Cần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào để tăng độ phì nhiêu của đất? |
Hướng dẫn:
Lời giải:
Cần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng độ phì nhiêu của đất:
– Xới đất và làm cỏ
– Bổ sung dinh dưỡng cho đất
– Luân canh cây trồng
– Tạo lớp phủ trên bề mặt đất
– Nuôi giun và các sinh vật có lợi
– Bón vôi, phân hữu cơ cho đất
– Tạo luống với lối đi cố định
– Tưới tiêu hợp lý